Bayer cùng các đối tác y tế cộng đồng nỗ lực triển khai nghiên cứu dài hạn tập trung vào việc phòng ngừa Sốt Dengue

Hiệp hội iDEM công bố phương thức hợp tác tiếp cận để kiểm soát bệnh lây truyền qua vật trung gian và giảm tác động lên hệ thống y tế và kinh tế toàn cầu

Print page

(Ngày 15 tháng 6 năm 2020) – Ngày hôm nay, ngày Sốt Dengue ASEAN diễn ra trên toàn bộ khu vực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Bayer và hiệp hội các đối tác công và tư nhân chính thức tuyên bố về nỗ lực hợp tác nghiên cứu trong nhiều năm nhằm đối phó với một trong những căn bệnh đặc hiệu lây lan nhanh nhất thế giới. Chương trình can thiệp về Dịch tễ học của Sốt Dengue tại Malaysia (iDEM) nhằm làm giảm nguy cơ của sốt xuất huyết đối với sức khỏe cộng đồng và kinh tế toàn cầu. iDEM tập trung vào việc đánh giá lại phương pháp ứng phó truyền thống để điều trị sốt sốt xuất huyết và các bệnh lây truyền qua vật trung gian khác, chứng minh tính hiệu quả của các chương trình quản lý đang được thực hiện tập trung chính vào việc phòng ngừa.

Bayer ASEAN Dangue Day

Ông Frederic Baur, Trưởng đơn vị kinh doanh kiểm soát vật trung gian truyền bệnh của Bayer cho biết: “Vì tỉ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết trên toàn cầu đã tăng 15 lần trong vòng hai thập kỷ qua và dẫn đến gánh nặng cho kinh tế toàn cầu với gần 9 tỷ đô-la, phương pháp ưu tiên phòng ngừa vừa được giới thiệu hứa hẹn sẽ cải thiện sức khỏe cộng đồng và từ đó sẽ tác động lên nền kinh tế và xã hội toàn cầu.

 

Ngày Sốt Dengue ASEAN đóng vai trò nhắc nhở về tầm quan trọng của việc cải thiện kiểm soát và ngăn ngừa bệnh hoặc chứng bệnh đe dọa đến tính mạng do virus dengue gây ra, những căn bệnh mà khoảng một nửa dân số trên thế giới ngày nay có nguy cơ mắc phải. Sốt xuất huyết là bệnh do virus và lây truyền qua muỗi, đe doạ cộng đồng ở hơn 100 quốc gia và hiện tại không có phương pháp điều trị. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của biện pháp kiểm soát vật trung gian truyền bệnh phù hợp có thể giúp chống lại sự lây lan của bệnh. Trong thời điểm đại dịch do virus corona, khi hệ thống y tế và bệnh viện trên toàn cầu thường xuyên quá tải, thì nhu cầu tập trung vào việc loại trừ nguy cơ bệnh lây truyền qua vật trung gian có thể phòng ngừa là rất cấp bách.

 

Hiệp hội iDEM, cùng với các bệnh viện công, đại học, trung tâm nghiên cứu và tổ chức phi lợi nhuận, chẳng hạn như bệnh viện liên kết với trường đại học (Lyon France), là đơn vị đầu tiên tìm cách chứng minh mối liên hệ giữa các biện pháp phòng ngừa tiên tiến và việc giảm tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết. Được sự lãnh đạo của Bộ y tế Malaysia và sự hỗ trợ của Bayer cùng các chuyên gia đầu ngành khác trong lĩnh vực y tế cộng đồng, chẳng hạn như Hiệp hội kiểm soát Vật trung gian truyền bệnh tiên tiến (IVCC) và In2Care, chương trình của iDEM vừa được triển khai toàn diện gần đây và dự kiến sẽ tiếp tục cho đến hết năm 2022.

 

Việc khởi động thí điểm của chương trình tại Malaysia là do tỉ lệ xuất hiện ca nhiễm sốt xuất huyết tại quốc gia này cũng như việc họ mở rộng cơ sở hạ tầng địa phương để theo dõi bệnh. iDEM đã thiết lập hệ thống quản lý vật trung gian truyền bệnh tích hợp (IVM) chủ động tại chỗ. Nhằm đối phó với việc kháng thuốc ngày càng tăng khi sử dụng các loại thuốc diệt côn trùng trước đây để kiểm soát vật trung gian truyền bệnh, iDEM áp dụng phương pháp tiếp cận tích hợp sử dụng cả biện pháp hóa chất và sinh học với những tác dụng riêng biệt nhắm đến nhiều giai đoạn khác nhau trong vòng đời của muỗi. Thông qua quy mô triển khai tại 300 địa phương bao phủ hơn 700.000 dân cư, iDEM thiết kế thử nghiệm gồm hai nhóm: một nhóm chỉ sử dụng phương pháp ứng phó tiêu chuẩn để quản lý sốt xuất huyết và nhóm còn lại được sử dụng kết hợp phương pháp tiêu chuẩn và biện pháp phòng ngừa của iDEM. Thử nghiệm này sẽ đo lường số lượng ca sốt xuất huyết được quan sát ở cả hai nhóm trong khoảng thời gian hai năm và chứng minh số ca nhiễm sốt xuất huyết giảm đi tối thiểu 30%.

Chương trình của iDEM dựa vào phương pháp 3 hướng tiếp cận:

  • các cơ sở có kinh nghiệm trong việc kiểm soát côn trùng (PCOs) tập trung quản lý lượng tồn dư của thuốc diệt côn trùng ở ngoài trời (TORS) nhằm kiểm soát muỗi lây lan sốt xuất huyết;
  • thiết bị tự phát tán In2Care thân thiện với người dùng tại những khu vực thành thị đông dân như tòa nhà cao tầng, hỗ trợ việc quản lý quần thể muỗi có mang virus dengue và nhắm đến những nơi sinh sản khó tìm của muỗi, và;
  • một chương trình gắn kết cộng đồng mạnh mẽ và chủ động tập trung vào mối quan hệ giao tiếp hiện có với công dân địa phương để tăng cường giáo dục và sự tương tác về các nỗ lực của chương trình.

Các nhà lãnh đạo chương trình iDEM dự đoán rằng nỗ lực của họ cũng sẽ góp phần giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về tiềm năng của IVM trong việc kiểm soát các bệnh khác lây truyền qua muỗi Aedes. Các viên chức y tế trên toàn thế giới, bao gồm Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã nhấn mạnh tầm quan trọng của phương pháp IVM trong việc phòng ngừa các bệnh như sốt xuất huyết, virus Zika, sốt rét và virus chikungunya.

Phương pháp phòng ngừa này không chỉ mang lại lợi ích từ khía cạnh y tế cộng đồng mà còn về mặt kinh phí cộng đồng; số tiền ước tính dành cho sốt xuất huyết riêng tại Malaysia có giá trị lên đến 102 triệu đô-la mỗi năm. Khi chi phí trực tiếp (chẳng hạn như dịch vụ bệnh viện) và chi phí gián tiếp (chẳng hạn như mất năng suất lao động và tử vong sớm) được giảm đi thông qua việc tập trung vào phòng ngừa thay vì dùng cho các phương pháp điều trị, thì nguồn kinh phí cộng đồng cần thiết để chống lại sốt xuất huyết dự kiến sẽ giảm đáng kể.

Đối với những người quan tâm tìm hiểu thêm về các nỗ lực của hiệp hội, một hội thảo trực tuyến cho cộng đồng sẽ được tổ chức vào thứ năm, ngày 9 tháng 7 năm 2020, vào lúc 15:00 giờ (UTC +08:00), hội thảo tạo cơ hội cho người tham gia từ cộng đồng lắng nghe trực tiếp từ các chuyên gia của chương trình iDEM và trực tiếp đặt câu hỏi cho họ. Để tìm hiểu thêm và đăng ký hội thảo tương tác trực tuyến, vui lòng truy cập vào địa chỉ: go.bayer.com/bayerwebinar.

ASEAN Dengue Day